Thông tư số 33/2011/TT-BTNMT quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường đất – chất lượng môi trường đất

Quan trắc chất lượng môi trường đất: chưa biến động nhiều

Quan trắc chất lượng môi trường đất gắn với mục đích sử dụng đất để có kế hoạch sử dụng đất, bảo vệ môi trường (BVMT) đất một cách kịp thời, hiệu quả; tuy nhiên, qua hai năm thực hiện, diễn biến chất lượng thành phần môi trường đất chưa biến động nhiều. Tham khỏa thông tư số 33/2011/TT-BTNMT quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường đất.

 Bình Dương là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với tốc độ phát triển kinh tế khá cao, nhất là kinh tế công nghiệp và dịch vụ tăng trưởng nhanh và đóng vai trò chủ yếu đối với tiến trình phát triển. Kết quả đó đã kéo theo sự chuyển đổi mục đích sử dụng đất vào các hoạt động công nghiệp, sinh hoạt, nông nghiệp. Điều này gây tác động ảnh hưởng đến chất lượng môi trường đất. Trước thực trạng đó, Sở Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng và thực hiện chương trình quan trắc môi trường đất, theo Quyết định số 918/QĐ-UBND ngày 6-4-2012 của UBND tỉnh về việc “Phê duyệt quy hoạch mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường tỉnh Bình Dương đến năm 2020”. Theo đó, giai đoạn 2012-2015, chương trình sẽ thực hiện quan trắc môi trường đất tại 14 điểm, tập trung vào các loại đất với mục đích sử dụng khác nhau như đất sử dụng cho nông nghiệp, công nghiệp và dân cư. Tần suất quan trắc 2 đợt/năm gồm đất nông nghiệp 5 vị trí, đất công nghiệp 4 vị trí, đất đô thị 4 vị trí và đất rừng 1 vị trí.

Cán bộ Trung tâm Quan trắc môi trường lấy mẫu đất ngoài hiện trường để phân tích chất lượng môi trường đất

Trao đổi với chúng tôi, một số cán bộ phụ trách về lĩnh vực này ở Trung tâm Quan trắc môi trường, cho biết công tác quan trắc chất lượng môi trường đất tại Bình Dương có vai trò quan trọng trong việc BVMT và phát triển bền vững. Mục tiêu của chương trình nhằm nắm bắt hiện tượng cũng như diễn biến của chất lượng đất dưới tác động của các hoạt động kinh tế – xã hội theo thời gian và theo mục đích sử dụng đất; từ đó, đề xuất các kế hoạch sử dụng đất, BVMT đất một cách kịp thời, hiệu quả.

Phân tích cụ thể hơn, một số cán bộ trung tâm cho rằng, quan trắc chất lượng môi trường đất nhằm cung cấp các thông tin về hiện trạng môi trường của tỉnh cũng như đánh giá về diễn biến chất lượng môi trường đất phục vụ cho việc xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường, hoặc để phục vụ các yêu cầu tức thời của các cấp quản lý nhà nước về BVMT; quan trọng hơn là cảnh báo kịp thời các diễn biến bất thường hay các nguy cơ ô nhiễm, suy thoái môi trường đất. Bên cạnh đó, số liệu quan trắc chất lượng môi trường đất cũng làm cơ sở cho việc đánh giá tác động của các khu công nghiệp, khu sản xuất nông nghiệp, khu dân cư, các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị như hệ thống thoát nước và xử lý nước thải, thu gom và xử lý rác thải… tới môi trường đất, từ đó có những giải pháp điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cho phù hợp và tạo thêm quỹ đất sạch phục vụ cho quy hoạch sử dụng đất hiệu quả hơn.
 
Về mặt kỹ thuật, quan trắc chất lượng môi trường đất tại Bình Dương cũng để thực hiện tốt quy định quy trình kỹ thuật quan trắc chất lượng đất, trong đó quy định cụ thể việc xác định mục tiêu quan trắc, thiết kế chương trình, xác định thời gian và tần suất, lập kế hoạch chi tiết, khảo sát lựa chọn địa điểm, cách thức mô tả hiện trạng, phương pháp lấy mẫu, phân tích mẫu, báo cáo kết quả.
 
Kết quả trong 2 năm (2012- 2013) thực hiện quan trắc chất lượng môi trường đất tại Bình Dương, cho thấy diễn biến chất lượng thành phần môi trường đất chưa có biến động nhiều. Các thông số quan trắc về cơ lý, hóa lý, kim loại nặng, thuốc bảo vệ thực vật đều nằm trong khoảng cho phép đối với từng loại đất.
 
Trên cơ sở kết quả quan trắc đó, thời gian tới, trong từng loại đất gắn với mục đích sử dụng đất, Bình Dương sẽ đánh giá xu hướng chuyển biến về chất lượng môi trường của từng loại đất do các tác động từ các hoạt động kinh tế – xã hội, đồng thời sẽ xem xét tăng cường các điểm quan trắc, tần suất, thông số quan trắc… Theo đó, thực hiện quy hoạch đã được phê duyệt, giai đoạn 2016-2020, Bình Dương sẽ mở rộng thêm 12 điểm quan trắc cho các loại đất tại các địa điểm đặc trưng cho mục đích sử dụng đất. Hy vọng sau khi quan trắc nắm kết quả chất lượng môi trường đất, Bình Dương không chỉ bảo vệ tốt môi trường mà còn phát triển nhanh và bền vững. 

Nguồn: stnmt.binhduong.gov.vn

Nội dung thông tư số 33/2011/TT-BTNMT: Xem tại đây

Leave a Reply

02873000375