Quan trắc khí thải – một số giải pháp kiểm soát ô nhiễm/Thông tư số 40/2015/TT-BTNMT

Quan trắc khí thải – một số giải pháp kiểm soát ô nhiễm

Nguồn gây ô nhiễm không chỉ là nước thải công nghiệp mà còn có một nguồn phát thải khác cũng có khả năng ảnh hưởng đến môi trường nếu không được kiểm soát chặt chẽ. Đó là khí thải công nghiệp.

 Trong sản xuất công nghiệp, ngoài nước thải thì quá trình sản xuất còn phát sinh khí thải và bụi. Khí thải công nghiệp là hỗn hợp các thành phần vật chất phát thải ra môi trường không khí từ ống khói, ống thải của các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ công nghiệp. Còn bụi là những hạt chất rắn nhỏ, thông thường là những hạt có đường kính nhỏ hơn 75 micromet.
 
Quan trắc khí thải là quá trình đo, phân tích các thông số về tính chất vật lý, hoá học của khí thải, được thực hiện bởi các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường hoặc các đơn vị, tổ chức, cá nhân nhằm đánh giá sự tuân thủ của các cơ sở sản xuất đối với các tiêu chuẩn khí thải; đánh giá hiệu quả của quá trình sản xuất; đánh giá hệ thống xử lý khí thải; đồng thời cung cấp số liệu phục vụ công tác quản lý môi trường của địa phương. Bên cạnh đó, công tác quan trắc khí thải cũng giúp cho doanh nghiệp xây dựng các báo hiện trạng môi trường và hỗ trợ công tác kiểm soát ô nhiễm, tính phí bảo vệ môi trường đối với khí thải đối với các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường.
 
Trong hoạt động công nghiệp, khí thải phát sinh từ quá trình đốt cháy nhiên liệu. Quá trình này thải ra rất nhiều khí độc đi qua các ống khói của các nhà máy vào không khí. Bên cạnh đó khí thải cũng phát sinh do sự bốc hơi, rò rỉ, thất thoát trên dây chuyền sản xuất sản phẩm và trên các đường ống dẫn tải. Nguồn thải của quá trình sản xuất này cũng có thể được hút và thổi ra ngoài bằng hệ thống thông gió. Các ngành công nghiệp chủ yếu gây ô nhiễm không khí bao gồm: Vật liệu xây dựng; hoá chất và phân bón; dệt và giấy; luyện kim; thực phẩm; các xí nghiệp cơ khí; các nhà máy thuộc ngành công nghiệp nhẹ…
 
Tại Bình Dương, trung tâm quan trắc Tài nguyên và Môi trường Bình Dương được giao nhiệm vụ thực hiện quan trắc khí thải công nghiệp đối với các nguồn thải phát sinh trên địa bàn tỉnh. Với lợi thế được hỗ trợ các thiết bị hiện đại từ dự án môi trường Việt Nam – Canađa, Bình Dương là 1 trong 6 tỉnh thành đầu tiên của cả nước được hướng dẫn và đào tạo phương pháp lấy mẫu khí thải theo đúng tiêu chuẩn quốc tế. Việc quan trắc khí thải phục vụ cho công tác kiểm soát ô nhiễm đã được Bình Dương thực hiện từ năm 2007 đến nay.
 
Sơ đồ nguyên lý hoạt động của một trạm quan trắc khí thải
Sơ đồ nguyên lý hoạt động của một trạm quan trắc khí thải
 
Chương trình quan trắc khí thải là một bản liệt kê, miêu tả các công việc sẽ được thực hiện nhằm đáp ứng mục tiêu quan trắc, trong đó bao gồm các thông số, các địa điểm, tần suất và thời gian quan trắc cũng như các yêu cầu về trang thiết bị, phương pháp lấy mẫu, phân tích, yêu cầu về nhân lực và các tổ chức tham gia thực hiện. Ngoài một số chỉ tiêu cơ bản có thể xác định bằng thiết bị test nhanh thì những thành phần không khí khác như NH3, CO, NO2, SO2, HF…đều phải lấy mẫu để chuyển về phòng thí nghiệm phân tích. Mỗi chỉ tiêu có một phương pháp phân tích khác nhau nên việc lấy mẫu cũng sẽ thực hiện riêng rẽ với từng loại chỉ tiêu. Đây là máy lấy mẫu tự động các chỉ tiêu bụi và không khí. Đối với không khí, phương pháp sử dụng lấy mẫu là dùng dung dịch hấp thụ thành phần khí thải. Còn đối với bụi, các cán bộ quan trắc sẽ lắp đặt giấy hút bụi vào đầu dò để lấy mẫu phân tích, ông Trần Dung Quốc – Trưởng phòng Quan trắc hiện trường – Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường cho biết.
 
Những mẫu khí thải và bụi sau khi được chuyển về từ hiện trường sẽ được mã hoá và chuyển vào phòng thí nghiệm để phân tích. Đối với các mẫu bụi, các nhân viên phòng thí nghiệm sẽ dùng phương pháp cân để xác định khối lượng bụi bám trên giấy hút bụi từ đó sẽ xác định được hàm lượng bụi trong khí thải. Đối với các dung dịch hấp thụ khí thải sẽ được phân tích bằng máy quang phổ W- Vis để xác định hàm lượng của các loại khí thải cần phân tích.
 
Quá trình phân tích các mẫu khí thải và bụi phải tuân thủ nghiêm ngặt theo hệ thống quản lý chất lượng ISO/IEC 17025:2005 như nhiệt độ ở khu vực phòng thí nghiệm phải dao động trong khoảng từ 20 -250C, các thiết bị cân phải được đặt trên bàn chống rung và hàng tháng phải được kiểm tra bằng các quả cân chuẩn, các thiết bị phân tích đều phải được hiệu chuẩn hàng năm để đảm bảo tính chính xác của các kết quả phân tích.
 
Có thể nói, ngoài ô nhiễm môi trường từ nước thải thì ô nhiễm môi trường do khí thải cũng đang đặt ra những thách thức cho các nhà quản lý. Mặt khác việc kiểm soát ô nhiễm khí thải lại khó khăn hơn kiểm soát ô nhiễm từ nước thải nhiều lần. Bởi việc xác định các thành phần ô nhiễm, cũng như công tác phân tích xác định nguồn ô nhiễm rất phức tạp. Để kiểm soát hiệu quả các nguồn ô nhiễm từ khí thải công nghiệp, Bình Dương đang chuẩn bị các điều kiện vật chất để hướng đến việc quan trắc tự động khí thải tại các nguồn thải lớn. Điều này sẽ góp phần quan trọng trong việc hiện đại quá công tác quản lý cũng như thực hiện việc kiểm soát ô nhiễm một cách hiệu quả. Với những nỗ lực này, chúng ta hy vọng Bình Dương không chỉ là tỉnh phát triển mạnh về công nghiệp mà còn là tỉnh đi đầu trong công tác bảo vệ môi trường.
Nguồn: Vietan
Xem nội dung thông tư số 40/2015/TT-BTNMT: Tại đây

Leave a Reply

02873000375